Tin Tức Phế Liệu

Loại Phế Liệu

Kinh nghiệm khởi nghiệp từ việc thu mua phế liệu

4.3/5 - (123 votes)

Kinh doanh phế liệu hiện nay là một lĩnh vực tiềm năng mà nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Ngành nghề nào cũng vậy, bạn cần hỏi hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp ngành thu mua phế liệu từ những người đi trước để rút ra bài học cho bản thân, tránh gặp phải những sai phạm tương tự. Từ những kinh nghiệm của bản thân, thông qua bài viết này, Toàn Phát sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm để có thể khởi nghiệp một cách thuận lợi hơn.

NGÀNH THU MUA PHẾ LIỆU

Thực tế, đến tận ngày nay, định kiến về ngành nghề thu mua phế liệu này vẫn còn rất nhiều. Nhiều người cảm thấy đây là công việc vô cùng thấp hèn, hàng ngày đều phải tiếp xúc với rác rưởi, những thứ mà người khác vứt đi… Tuy vậy, với công việc kiếm tiền chân chính, đem lại những lợi ích không chỉ cho cộng đồng mà còn cho môi trường,… đây hoàn toàn là một công việc đáng được tôn trọng hơn vì những ích lợi nó mang lại.

Ý tưởng khởi nghiệp ngành thu mua phế liệu trở nên phổ biến hơn cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức của con người đối với ngành này đã có sự công nhận và quan tâm hơn xưa.

Nghề thu mua phế liệu bao gồm các hoạt động bốc vác, phân loại, đóng gói phế liệu để chuyển về những nhà máy tái chế, làm sạch môi trường và đem lại những nguồn lợi kinh tế đáng kể cho mọi người.

khởi nghiệp ngành phế liệu

NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI MUỐN KHỞI NGHIỆP NGÀNH THU MUA PHẾ LIỆU

Muốn khởi nghiệp ngành thu mua phế liệu, bạn cần biết và tìm hiểu thêm về các điều dưới đây:

Các khoản phí cần có để khởi nghiệp

Bạn cần phải tính toán một cách cụ thể các chi phí cần bỏ ra cho bước đầu khởi nghiệp. Các chi phí cần nhắc tới có thể kể đến là: vốn mua phế liệu, phí thuê nhân công, phí thuê mặt bằng, chi phí đầu tư phương tiện chuyên chở, phí xử lý môi trường để tránh gây ô nhiễm,…

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý

Để xây dựng niềm tin nơi khách hàng cũng như nhận được sự hỗ trợ bảo vệ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước khi mở dịch vụ thu mua phế liệu, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại giấy tờ pháp lý để đảm bảo doanh nghiệp, cơ sở của mình đang kinh doanh một cách hợp pháp. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ như sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Giấy phép điều kiện môi trường: Đây là một loại giấy phép của nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất trước khi đưa vào vận hành chính thức. Đây là một trong hai giấy tờ bắt buộc cho việc mở xưởng thu mua phế liệu. Mục đích của loại giấy phép này là xác định minh bạch và tin cậy. Bảo vệ sức khỏe cho người dân và môi trường xung quanh.
  • Giấy phép xác nhận về phòng cháy chữa cháy.

Một lưu ý là hồ sơ trên cần được đăng ký đúng nơi có thẩm quyền về lĩnh vực mà bạn kinh doanh.

Học về cách cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng.

Hiện nay, ngành thu mua phế liệu khá cạnh tranh vì có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở khác cũng kinh doanh giống bạn. Chưa kể, khác với bạn là người mới khởi nghiệp trong ngành thu mua phế liệu, nhiều cơ sở khác đã hoạt động từ lâu, có lượng khách hàng và đối tác cố định, đã gầy dựng được tên tuổi trong ngành… Việc ăn nói khéo léo sẽ phần nào giúp khách hàng có thiện cảm với bạn và sẽ hợp tác với bạn lâu dài, đem lại nguồn cung cấp ổn định cho doanh nghiệp phát triển.

chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp ngành phế liệu

Trang bị kiến thức về các loại phế liệu

Việc trang bị kiến thức về các loại phế liệu là điều vô cùng cần thiết mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh việc nắm rõ về giá cả trên thị trường của từng loại phế liệu, cách phân loại phế liệu bạn còn phải biết được cách thu gom và xử lý đối với từng loại phế liệu như thế nào để thực hiện cho đúng.

Tìm đối tác kinh doanh để hợp tác

Đây cũng là một điều rất quan trọng mà bạn cũng nên tìm hiểu. Việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh phế liệu sẽ giúp bạn đảm bảo được việc các loại phế liệu của bạn mua về sẽ luôn có đầu ra và không bị tồn đọng, bên cạnh đó, việc có người hỗ trợ, hợp tác cũng giúp giảm bớt gánh nặng công việc của bạn hơn.

Một số những lưu ý khác cũng cần được quan tâm đó là:

  • Chấp nhận thu mua đa dạng các loại phế liệu như sắt vụn, máy móc cũ, đồ nhựa, đồ gỗ, vải cũ,… và phân loại đóng gói cẩn thận, tạo hình thức đẹp mắt nhằm thu thu hút người mua nguyên liệu tái chế từ xưởng phế liệu của bạn.
  • Để cạnh tranh với các xưởng thu mua phế liệu khác, bạn cần chú ý học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp ngành thu mua phế liệu, phế liệu từ những người đi trước.
  • Có thể nhận thấy rằng, thời gian chính là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Bởi nghề này không thể làm cố định theo giờ hành chính. Có những lúc phải thức đến sáng hoặc làm xuyên đêm, vùi mình vào trong đống hàng hóa không mấy sạch sẽ,… Khi bạn xác định chấp nhận được những điều này thì công việc kinh doanh sẽ có tiến triển tốt hơn.

 


4.3/5 - (123 votes)

Thông tin khác

Tin Tức