Tin Tức Phế Liệu

banner

Loại Phế Liệu

Top 9 hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại

5/5 - (1 vote)

Hậu quả của ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng bởi vì càng ngày tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng hơn. Dù cho ô nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm, nhưng vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả để giảm thiểu tình trạng này. Liệu chúng ta có thể chịu đựng được Top 9 hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại được bao lâu nữa?

Ô nhiễm môi trường là gì? Tìm hiểu một chút về ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên đã bị “bẩn”. Những tính chất vật lý và hóa học cũng như sinh học của môi trường đã bị thay đổi, gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người cũng như nhiều sinh vật khác trên Trái Đát.

Hiện tượng này chủ yếu do là hoạt động của con người gây ra. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng do một số hoạt động khác của tự nhiên có tác động tới môi trường. Hiện tượng ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng như ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,…. Ngoài ra, còn có những dạng ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng,…

Ô nhiễm môi trường để lại hậu quả

Top 9 Hậu quả ô nhiễm môi trường để lại đối môi trường xung quanh

Hiện nay, hậu quả ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cực kỳ cấp thiết, gây ảnh hưởng tồi tệ đến đời sống và sinh hoạt, đặc biệt là sức khỏe con người. Cụ thể rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

Có tác động tiêu cực đến phổi

Một nghiên cứu kết luận rằng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần các khu vực bị ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với những vùng ô nhiễm thấp. Ô nhiễm môi trường cũng sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng ở những người đang bị bệnh hen suyễn, các bệnh về hô hấp và viêm phế quản

Tăng cao nguy cơ ung thư

Theo những nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tìm thấy các mối liên kết giữa ô nhiễm không khí và bệnh ung thư bàng quang. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng hơn 10.000 người ở Anh được chuẩn đoán là đang mắc ung thư bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu chính là do nhiễm các chất độc trong không khí đã bị ô nhiễm.

Nick James, giáo sư nghiên cứu về ung thư học lâm sàng tại trường Y Warwick đã giải thích: “Nước tiểu đậm đặc chứa các độc tố, thận và hệ tiết niệu đã bị ảnh hưởng. Trong đó cũng có bàng quang bởi có thể do khả năng tiếp xúc với không khí đã bị ô nhiễm cao hơn các bộ phận khác trong cơ thể”.

Tăng cao tình trạng vô sinh ở nam giới

Kết quả nghiên cứu vào năm 2008 đã đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại vùng Upper Silesia, khu vực bị ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở nam giới ở đây là cao hơn so với những vùng ít ô nhiễm khác. Thêm một nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc đã cho thấy, ADN trong tinh trùng nam giới trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, đây chính là thời điểm ô nhiễm không khí cao hơn do việc đốt than sưởi.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch

Hiện tượng ô nhiễm không khí đã có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn nhịp tim, thậm chí trầm trọng hơn là dẫn đến các cơn đau tim. Theo các giáo sư về y tế môi trường và đường hô hấp tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết rằng: “Khi các hạt carbon nhỏ xâm nhập vào bên trong phổi, chúng sẽ gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào máu đồng thời thu hẹp động mạch, gây ra các cục máu đông dẫn đến tăng nguy cơ đau tim”.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đến con người

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với con người

Môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của cả con người và động vật. Khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy gây hại rất nhiều cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn chính là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán đi rất xa. Do kích thước chúng khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi và máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh,…

Ô nhiễm không khí còn khiến con người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch,…. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là người cao tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh,…có hệ miễn dịch yếu.

Bên cạnh đó, việc biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường và có chiều hướng gia tăng. Điều này làm gây ra các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ nhiệt, chuột rút do nhiệt hoặc thậm chí là tử vong.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khoẻ con người

Hậu quả ô nhiễm môi trường nước để lại cho sức khỏe con người thông qua hai con đường. Thứ nhất, khi ăn hoặc uống phải nước ô nhiễm hoặc động thực vật được nuôi trồng, sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Thứ hai, do con người tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm. Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước bao gồm tiêu chảy, viêm gan, dịch tả, thương hàn, thiếu máu, viêm não, bệnh do muỗi truyền,…

Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ con người

Việc sử dụng hoá dược, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng quy định thường xuyên sẽ dẫn đến lượng hoá chất bị dư thừa và ngấm vào trong đất.

Điều này sẽ gây mất cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản, nghiêm trọng hơn còn khiến nông sản bị nhiễm độc. Nếu con người sử dụng những nông sản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ rất nhiều. Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng nông sản đã bị nhiễm độc là gan to, ảnh hưởng hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh của trẻ em,…

Hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả gì đối với hệ sinh thái

Những hậu quả ô nhiễm môi trường để lại còn gây ra các tác động đến hệ sinh thái.

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, nơi mà tất cả sinh vật đang sinh sống. Khi môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho đất đai cằn cỗi, thực vật không thể phát triển được và ảnh hưởng đến nhiều các loài sinh vật. Khi đất bị ô nhiễm sẽ không còn thích hợp cho cây trồng, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

Chưa kể đến, ô nhiễm không khí sẽ gây ra mưa axit, gây ra các hiện tượng khói bụi che chắn mặt trời làm giảm lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật,…. Lưu huỳnh dioxit và các oxit của Nitơ trong khí thải sẽ tích tụ và gây mưa axit làm giảm độ pH của đất.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường cũng sẽ khiến các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài động vật địa phương, từ đó làm giảm sự đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra trực tiếp từ các nhà máy và các phương tiện giao thông qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có sẽ dần bị phá hủy.

Ảnh hưởng đối với môi trường Kinh tế – Xã hội

  • Gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường
  • Gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật
  • Gây thiệt hại đối với hoạt động du lịch
  • Gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản

Ô nhiễm môi trường để lại hậu quả gì

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường và phải có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt.
  • Trồng cây, gây rừng
  • Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
  • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
  • Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường chính là ý thức của người dân. Nếu người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung thì ô nhiễm môi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, cần có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ.
  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
  • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.
  • Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường

Tóm lại vấn đề “Hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại”

Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe  của con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng các gánh nặng về y tế và gia tăng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,…), ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên….


5/5 - (1 vote)

Thông tin khác

Tin Tức