Địa chỉ 1: 28 Đường số 18, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TPHCM Địa chỉ 2: 315 Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
0903 985 423 - 0901304700 (A.Phát)
phelieulocphat@gmail.com
Chất thải nguy hại và những biện pháp xử lý an toàn
Rate this post
Như chính tên gọi của nó, chất thải nguy hại là loại chất thải, rác thải có tính chất nguy hiểm cho cuộc sống con người, môi trường và cả thế giới sinh học. Do đó, dưới đây sẽ là một số kiến thức cơ bản cho mọi người về chất thải nguy hại để cùng nhau chung tay xử lý chúng một cách an toàn, để bảo vệ gia đình và xã hội xung quanh.
Định nghĩa về chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được biết như một thuật ngữ lần đầu tiên được nhắc đến vào thập niên 70. Cho đến ngày nay, dưới sự phát triển vượt bật của khoa học và công nghệ, Việt Nam đã đo đạc được định nghĩa chuẩn mực về chúng rằng:
“chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp chẳng hạn như dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.”
Cách nhận biết chất thải nguy hại
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều chất thải nguy hại nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, cụ thể đã được quy định rõ trong thông tư 36 của bộ tài nguyên và môi trường:
Dịch vụ: Tráng phim, chất thải từ chăm sóc y
tế, hoá trị liệu, chất thải phóng xạ,… trong đó y tế khoảng 21.000 tấn hàng năm.
Nguồn sinh hoạt: các acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang thải,chất thải có thành phần sơn – vecni – chất kết dính- chất bịt kín – mực in, thuốc diệt trừ sinh học.
Công nghiệp: Mạ kim loại là các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit đặt và lỏng.
Khai thác khoáng sản: Quặng sắt, quặng sulfua thải, bùn thải và chất thải có chứa dầu, hắc ín và các loại khí độc phát sinh từ lõi trái đất.
Sinh vật: Gia súc – gia cầm chết do dịch bệnh hay ăn phải các chất thải nguy hại.
Điện: Các thiết bị điện có PCB, CFC, HCFC, HFC, amiăng.
Cơ khí: Chất thải có chứa amiăng, xăng-dầu – nhớt thải, sáp – mỡ thải, bùn thải từ thiết bị chặn dầu- tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ…
Nông nghiệp: Thuốc trừ sâu các loại, kim tiêm, vỏ chai thuốc trong chăn nuôi chứa dược phẩm gây độc tế bào như cytotoxic và cytostatic.
Hơn thế, chúng ta cần quan tâm kỹ càng về các chất cực độc để tránh sử dụng, tiếp xúc hay nuốt phải các nguyên tố trong chất thải nguy hại để tránh những mầm bệnh và những ảnh hưởng xấu mô trường sinh học đặc biệt là chất phóng xạ luôn là mối lo âu của thế giới từ xưa đến nay.
Những biện pháp xử lý chất thải nguy hại
Phương pháp sinh học:
Đây là phương pháp thích hợp để xử lý đất, bùn thải đã bị ô nhiễm bởi những chất thải nguy hại. bằng cách sử dụng các vi sinh vật để phân hủy và làm biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nguy hại.
Ngày nay có 4 hệ thống xử lý chất thải nguy hại như hình trên mô tả, gồm:
Hệ thống thông thường: như là xử lý bằng hiếu khí, kỵ khí, bùn lơ lửng.
Bùn lỏng: Áp dụng để xử lý bùn chứa hàm lượng cặn trung bình từ 5 – 50%.
Xử lý dạng rắn: Dùng để xử lý bùn và các loại chất rắn có độ ẩm thấp.
Xử lý tại nguồn: Phù hợp khi xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm.
Lưu ý, chỉ đem lại hiệu quả cao khi được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt chẳng hạn như phải đảm bảo hàm lượng hợp lý nồng độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, chất nhận điện tử, chất dinh dưỡng, nguồn carbon, loại bể, tổng chất rắn hòa tan.
Phương pháp hóa học – hóa lý:
Cách này được ứng dụng đa phần cho nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại.
Nguyên lý hoạt động là nhằm tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải nguy hại bằng những kỹ thuật tân tiến, điển hình như:
Màng siêu lọc: gồm màng vi lọc có điện tích hoặc thẩm thấu ngược để tách nước.
Hấp thu khí: dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm do các chất hữu cơ bay hơi có nồng độ dưới 200 miligram trên 1 lít, không áp dụng được với các chất ô nhiễm bay hơi kém.
Oxy hóa học: có thể xử lý chất thải nguy hại bằng kỹ thuật này có tác dụng oxy hóa chất hữu cơ trong chất thải để chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải nhằm loại bỏ hoặc làm giảm độc tính.
Dòng tới hạn: trích ly dòng tới hạn và oxy hóa dòng tới hạn.
Trích ly bay hơi: Đem lại hiệu quả cao khi xử lý đất bị ô nhiễm chất thải nguy hại hữu cơ bay hơi và cả với đất ô nhiễm đã được đào lên và tầng đất chưa bão hòa.
Hấp thụ: Dùng chất hấp thụ mà thường là than hoạt tính để tách các chất khỏi nhau.
Chưng cất: Các chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước ngầm và lượng nước chứa chất thải nguy hại sẽ được loại bỏ.
Phương pháp chôn lấp:
Phương pháp này khá đơn giản nên đã và đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay với các hố chôn chất thải nguy hại được gia cố kỹ càng để tránh nguy cơ sụt lún, nứt vỡ, đồng thời đáy hố phải được lót vật liệu chống thấm cao cấp để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Lưu ý:
Phải chôn theo phân loại chất thải nguy hại từng hố riêng biệt theo quy định, được đổ thành từng lớp.
Khi đã đầy, hố phải được phủ lớp chống thấm bên trên, sau đó đầm nén lớp đất mặt cẩn thận rồi đổ một lớp bê tông kiên cố để cách ly với môi trường bên ngoài cũng như tránh phát sinh côn trùng sinh trùng.
Nước rỉ từ chất thải nguy hại sẽ được hút đi bằng hệ thống ống dẫn khí chuyên dụng, chúng sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý hoặc cũng có thể dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất điện năng thắp sáng gọi là ga sinh học.
Phương pháp nhiệt:
Mục đích chính là để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp nhưng lại có khả năng cháy ở ba thể thể rắn, lỏng, khí. Sử dụng quá trình oxy hóa và phân hủy nhiệt để phá vỡ cấu trúc và khử độc tính các loại chất ô nhiễm có hại và sẽ sinh ra các loại khí khác nhau tùy thuộc vào thành phần chất thải đa phần đều có thành phần giống với các sản phẩm cháy thông thường như bụi, CO2, CO, SOx, NOx, cùng với đó là một số thành phần đặc trưng khác như HCl, HF, P2O5, Cl2 vân vân.
Có rất nhiều loại lò đốt hiện nay, trong đố phổ biến nhất là:
hoặc là loại có bao gồm xử lý khói thải:
Quan trọng của quá trình này là phần than từ xác của thừa sau quy trình đốt phải được xử lý chôn cất như trên.
Phương pháp ổn định hóa rắn:
Tuy còn mới nhưng rất hiệu quả trong việc ổn định hóa rắn để làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán trong môi trường và giảm tính độc hại của chất thải nguy hại bám sát sơ đồ như sau:
Đồng thời cần dùng đến các chất phụ gia như:
Xi măng: loại portland.
Nhiệt dẻo: để nấu chảy kèm với chất thải.
Silicat nhanh tan: silicat bị axit hóa thành dung dịch mono silic ấn định thành phần kim loại trong chất thải, thích hợp khi hóa rắn bùn thải có chứa đồng, chì, kẽm nồng độ cao.
Những loại polymer hữu cơ: tạo ra vật liệu mới có khối lượng riêng thấp hơn so từ việc khuấy trộn monomer.
Pozzolan: phản ứng với vôi trong nước để tạo thành vật liệu giống với xi măng.
Đất sét hữu cơ biến tính: được biến tính hữu cơ thành đất sét organo phobi nhằm hỗ trợ đóng rắn.
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Hậu quả của ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng bởi vì càng...
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Quặng sắt là gì? Các loại quặng sắt: Hematite và Magnetite có cấu...
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Tuy chủ đề này không còn quá mới mẻ đối với chúng ta,...
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Cách để giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học một cách...
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Làm đồ chơi từ phế liệu chính là một các vừa tiết kiệm,...
ContentsĐịnh nghĩa về chất thải nguy hạiCách nhận biết chất thải nguy hạiNhững biện pháp xử lý chất thải nguy hại Ô nhiễm môi trường nước đang là một chủ đề nóng tại Việt...