Tin Tức Phế Liệu

banner

Loại Phế Liệu

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục

5/5 - (1 vote)

Ô nhiễm môi trường nước đang là một chủ đề nóng tại Việt Nam. Theo những tài liệu thống kê không chính thức, có đến hơn 9.000 người chết và phát hiện hơn 100.000 người bị nhiễm ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm. Mặc dù các cấp, các Ban ngành đã hết sức kêu gọi và thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,… nhưng vẫn chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng như hiện nay. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục như thế nào?

Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước

Hiểu một cách đơn giản nhất, ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà nguồn nước ngầm ở các con sông, hồ, biển,… bị nhiễm các chất độc hại có trong: chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt,… gây hậu quả rất lớn đến cuộc sống của con người cũng như các sinh vật tự nhiên.

Cuối năm 2018, theo kết quả khảo sát thực tế: Mỗi năm Việt Nam đã tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất công nghiệp và có đến hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại thải ra môi trường. Theo ước tính ban đầu, trong tổng số 183 khu công nghiệp thì có tới hơn 60% đơn vị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các khu đô thị lớn, chỉ có khoảng 60% chất thải rắn là được thu gom nhưng cơ sở hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải và chất thải vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, đa phần các chất thải đều là hóa chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm, dầu mỡ,… vẫn chưa được xử lý mà đã được thải ra các con sông, hồ tự nhiên gây ảnh hưởng cực kỳ nghiệm trọng đến đời sống của người dân cũng như môi trường tự nhiên.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên

Ô nhiễm tự nhiên đến từ nhiều yếu tố như: tuyết tan, mưa, lũ lụt,  gió bão… Ngoài ra, có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, thậm chí kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật khác chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và trực tiếp ngấm vào nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào các con sông, hồ, suối, biển,…

Ô nhiễm môi trường nước do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp

Khi tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng tăng nhanh đã gây áp lực lên nguồn tài nguyên nước. Theo đó, các nhà máy sẽ có thải chất thải công nghiệp sau khi hoạt động. Nước thải công nghiệp không hề có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo sẽ phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của riêng mỗi công ty.

Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng vô cùng có hại với cả đối với con người và môi trường xung quanh. Các chất gây hại chính bao gồm: COD, BOD5 và SS. Khi đã thải ra, các chất thải này sẽ được gây ô nhiễm trực tiếp vào sông, biển. Khi chúng không được xử lý đúng cách sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước bị ô nhiễm này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các khu đô thị rất nghiêm trọng vì nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà thải bị trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Bên cạnh đó, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không hề xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng các loại rác thải rắn rất lớn trong thành phố không hề được thu gom hết được… là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm do đô thị hóa

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số  đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với nguồn tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi các loại nước thải, khí thải và những chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân thì chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Ô nhiễm do những yếu tố khách quan khác

Đáng chú ý nhất chính là sự bất cập trong các công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Do nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm về các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước vẫn chưa sâu sắc và đầy đủ. Họ vẫn không thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và rất khó khắc phục.

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước

Đối với con người và sinh vật 

Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con người, động vật cũng như thực vật. Ô nhiễm môi trường nước có thể không gây hại đến sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng khi tiếp xúc lâu dài sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Các dạng ô nhiễm nước khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau:

  • Kim loại nặng từ các quá trình công nghiệp có thể sẽ tích lũy trong các hồ và sông gần đó. Kim loại nặng có thể sẽ làm chậm sự phát triển và dẫn đến các dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư.
  • Các chất gây ô nhiễm đến từ nước thải thường gây ra các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nguồn nước uống. Nước ô nhiễm chứa vi sinh vật gây bệnh là một vấn đề rất lớn ở các nước đang phát triển, các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn chính là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước này.
  • Các hạt sunfat từ mưa axit sẽ gây hại đến sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại có thể gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác lại có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế hệ miễn dịch, gây suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính.
  • Các hạt lơ lửng trong nguồn nước ngọt sẽ làm giảm chất lượng nguồn nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường sẽ làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, từ đó làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.

Đối với nền kinh tế

Ô nhiễm môi trường nước có thể sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm. Các chất thải không bị phân hủy nhanh chóng sẽ tích tụ trong nước và chảy vào đại dương.

Ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể được hạn chế bằng cách ngăn chặn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm các vùng nước gần đó. Có một số phương pháp xử lý nước để ngăn ngừa việc ô nhiễm nguồn nước như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát.

Những kỹ thuật đơn giản này rất tốn chi phí để duy trì. Chi phí cho việc làm sạch ô nhiễm môi trường nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Vị trí của nguồn nước bị ô nhiễm rất quan trọng trong việc xác định chi phí dọn dẹp sẽ là bao nhiêu. Nếu ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực thuận tiện di chuyển, thì chi phí dọn dẹp sẽ rẻ hơn rất nhiều.
  • Loại chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm rất khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó chi phí đắt hơn.
  • Quy mô của khu vực bị ô nhiễm môi trường nước cũng cần được xem xét, diện tích ô nhiễm càng lớn, chi phí để làm sạch càng tốn kém.

Biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước đúng cách

Xử lý nước thải đúng cách

Một cách để giảm mức ô nhiễm nguồn nước chính là cần có quy trình làm sạch kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số các nước phát triển có nhà máy xử lý nước thải có thể loại bỏ mầm bệnh. Thường xuyên bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng để xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi. Bể tự hoại trong gia đình cần phải được đảm bảo xử lý trước tại chỗ nguồn nước thải trước khi thấm vào đất.

Thực hành nông nghiệp xanh

Nông dân có thể sẽ xây dựng và đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế các chất dinh dưỡng dư thừa từ đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ cũng có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) có thể kể đến như kiểm soát dịch hại sinh học để từ đó kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.

Xử lý nước thải công nghiệp

Tất cả các ngành sản xuất phải đảm bảo họ có một hệ thông xử lý nước thải được thiết kế tốt, có thể ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ tất cả các thành phần độc hại có trong chất thải vào các vùng nước.

Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước

Việt Nam cũng có thể thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu có thể kể đến như xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải đúng quy định. Những luật này phải hướng đến các ngành công nghiệp, bệnh viện, trường học và các hội đồng địa phương để có biện pháp cải thiện cụ thể hơn.

Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục

Có rất nhiều cách để giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.

Bảo vệ môi trường nước

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam và thế giới

Trên thế giới

Theo báo UNEP: Ở giai đoạn từ 1990 – 2010, hơn 50% các dòng sông ở cả 3 Châu lục đã bị ô nhiễm môi trường nước. Có khoảng 10 – 25% các dòng sông ở Châu Phi và đến hơn 50% các dòng sông ở Châu Á đã bị ảnh hưởng bởi nước thải, các chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra dòng sông. Tại nhiều Quốc gia đã sử dụng nước bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục đích tưới tiêu, bơi lội, dẫn đến việc đe dọa sức khỏe của người dân.

Một thống kê khác cho hay: trung bình mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 3.4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến các vi sinh vật gây bệnh như dịch tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan,…có trong nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và ước tính khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 134 triệu người ở Châu Á, 164 triệu người Châu Phi đang có nguy cơ lây nhiễm các bệnh.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam có khoảng từ 8 – 12% tổng lượng chất thải ra mỗi trường mỗi ngày là những rác thải nhựa, túi nilon gây ô nhiễm nguồn nước cực kỳ nghiêm trọng, trở thành một vấn nạn của Quốc gia.

Ở Mũi Né – Phan Thiết có rất nhiều bãi biển ngập mình trong “biển rác”. Trong năm 2018 vừa qua, đã có rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài đã nhiều lần tự nguyện để thu, dọn rác thải nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Thực tế có nhiều người dân thiếu rất ý thức ở Tuy Phong vẫn thản nhiên đổ rác, túi nilon ra biển. Chính vì thế, mà bãi biển tại Tuy Phong đã bị lấp bởi  rác bao nhiêu năm nay.

Tại những khu vực khai thác khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước cực kỳ trầm trọng do việc thải đất đá, nước thải mỏ, phát tán bụi thải cũng quặng xỉ xuống nguồn nước từ đó làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Nếu tại các khu vực đô thị lớn đang đối mặt với những thách thức về ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề, thì ở các khu vực nông thông lại phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, đã có tới 80% khối lượng rác thải, các loại vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,… khiến ô nhiễm môi trường nước rất nghiêm trọng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích tăng trưởng làm gia tăng các loại khí độc gây ô nhiễm môi trường như các khu vực như: Đông Anh – Hà Nội, Yên Định – Thanh Hóa, Hiệp Hòa – Bắc Giang,…

Tóm lại vấn đề “Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục”

Trước thực trạng và những hậu quả do ô nhiễm môi trường nước gây ra ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát tại các Thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM và các tỉnh thành khác. Nên việc chung tay bảo vệ môi trường nước là một việc vô cùng cấp bách và cần thiết.


5/5 - (1 vote)

Thông tin khác

Tin Tức