Tin Tức Phế Liệu

banner

Loại Phế Liệu

Chất thải y tế là gì? Rác thải y tế là gì?

5/5 - (2 votes)

Chất thải y tế là gì? Rác thải y tế là gì? Làm sao để phân biệt và cách xử lý chúng ra sao? Chắc hẳn là những câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm khi đọc bài viết này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Chất thải y tế là gì?

Theo thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì chất thải y tế được định nghĩa là chất thải được phát sinh trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc và xét nghiệm, nghiên cứu,… của các cơ sở, trung tâm y tế. Nếu chúng không được thu gom và xử lý đúng cách thì sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và môi trường.

Chất thải y tế được xếp vào loại nguy hiểm đến sức khỏe con người là chất thải có một trong những thành phần như: máu, dịch, chất bài tiết, các chất phóng xạ,…và chúng đều có quy định riêng về quy trình thu gom, phân loại và xử lý chúng. Hiện nay, việc xử lý chất thải nguy hại này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều cơ sở y tế không có đầy đủ các cơ sở vật chất và ngân sách để xử lý triệt để loại chất thải này.

Phân loại chất thải y tế

Chúng được chia làm:

Loại chất thải lâm sàng

Chất thải lâm sàng được chia thành các nhóm A, B, C, D, E. Mỗi nhóm đều có tính chất và đặc điểm khác nhau như sau:

  • Nhóm A bao gồm các loại chất thải nhiễm khuẩn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… có chứa mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho con người. Nhóm A thường thấy là các chất thải như gạc, bông băng y tế, găng tay y tế, bột bó gãy xương và dây truyền máu.
  • Nhóm B bao gồm các vật sắc nhọn như kim tiêm, dao, cán dao mổ và thủy tinh vỡ, lưỡi dao,… và mọi vật dụng khác có khả năng tạo vết cắt, chọc thủng da trong môi trường y tế.
  • Nhóm C là nhóm các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng thí nghiệm như găng tay, ống nghiệm, túi đựng máu, các loại bệnh phẩm,…
  • Nhóm D bao gồm các loại chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, đã nhiễm khuẩn, những loại không còn tác dụng sử dụng…
  • Nhóm E là nhóm các mô, cơ quan người bệnh hoặc động vật như chân, tay, nhau thai và tế bào thai,…

 

Loại chất thải gây độc tế bào

Chất thải này ít xuất hiện trong môi trường bệnh viện, khoảng 1% duy nhất bao gồm những vật liệu đã bị ô nhiễm như kim tiêm, gạc, bông, thuốc,… đã quá hạn, nước tiểu, phân,…

Chất thải phóng xạ.

Những chất thải từ các hoạt động hóa trị, chẩn đoán, thường ở ba dạng chính là rắn, lỏng và khí.

  • Chất thải dạng rắn bao gồm những vật liệu đã được sử dụng trong quá trình xét nghiệm, chẩn đoán như kim tiêm, ống bơm, giấy thấm cũng như gạc bông…
  • Chất thải ở dạng lỏng thường là các loại dung dịch chứa những nhân tố phóng xạ đã tham vào quá trình  điều trị, hóa trị liệu, các chất bài tiết,..
  • Chất thải ở dạng khí là khí từ các kho chứa chất phóng xạ được dùng trong y khoa.

Loại chất thải hóa học

Chất thải hóa học này được sử dụng trong các hoạt động xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán gồm các chất quang học, dung môi, cũng như etylen và hỗn hợp hóa chất,…

Các loại bình chứa có áp

Những loại bình chứa có áp cũng được liệt kê vào danh sách chất thải y tế bao gồm các bình chứa các khí nén như: CO2, O2, khí Gas, khí dung,…cũng như các loại bình dễ gây cháy nổ trong môi trường bệnh viện.

Chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ bệnh viện như các loại giấy báo, thức ăn thừa, túi nilon hoặc tài liệu đóng gói,…cũng được xếp vào chất thải y tế.

Rác thải y tế là gì?

Chất thải y tế được vứt bỏ ở đâu?

Có một số phương pháp xử lý chất thải y tế có thể lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là nơi chất thải được xử lý: tại chỗ hay bên ngoài? Làm thế nào các chất thải được vận chuyển nếu chúng được xử lý ở bên ngoài?

Xử lý tại chỗ: Việc xử lý chất thải y tế tại chỗ chỉ có hạn chế ở các bệnh viện và cơ sở y tếcó quy mô lớn. Xử lý tại chỗ cực kỳ tốn kém chi phí. Bởi các thiết bị máy móc cần có cho việc xử lý đều có giá thành cao, tốn kém để duy trì và khó để quản lý và sử dụng. Nhiều quy định phức tạp xung quanh việc sử dụng các thiết bị là một rào cản khác cho việc nhập cảnh.

Xử lý bên ngoài: Xử lý chất thải y tế bên ngoài là một lựa chọn mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều cho hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế vừa và nhỏ. Các bên thứ ba có hoạt động chính là thu gom và tiêu hủy các loại chất thải y tế. Họ đều có thiết bị và được đào tạo bài bản để xử lý đúng quy trình. Họ trực tiếp thu gom bằng xe tải hoặc các phương tiện chuyên chở khác.

  • Vận chuyển bằng xe chở rác thải: Có điểm chung là phải có hợp đồng với một công ty xử lý chất thải được cấp phép đặc biệt để thu gom rác thải y tế đi tiêu hủy thường xuyên. Chất thải sẽ được kéo trong các thùng chứa đặc biệt đến cơ sở để xử lý chuyên dụng.
  • Các dịch vụ đóng kiện sử dụng Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ để vận chuyển chất thải y tế một cách an toàn tới cơ sở xử lý. Đây là phương pháp xử lý chất thải y tế hiệu quả về mặt chi phí nhất trong tất cả các phương pháp.

Thu gom chất thải y tế làm như thế nào?

Chất thải có thể lây nhiễm

Đối với những loại chất thải có khả năng lây nhiễm thì phải được thu gom riêng và lưu giữ trong khuôn viên của cơ sở y tế. Khi thu gom, các túi đựng chất thải y tế phải được buộc kín lại, thùng đựng bắt buộc phải có nắp đậy để không bị rò rỉ hay rơi ra trong quá trình thu gom và vận chuyển. Các bệnh viện, cơ sở y tế phải quy định rõ thời gian và địa điểm thu gom để tránh không làm ảnh hưởng tới các khu vực chăm sóc người bệnh.

Trước khi thu gom, bệnh viện có trách nhiệm phải xử lý sơ bộ những chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và quy định rõ ràng tần suất thu gom chất thải 1 ngày/lần. Những cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm dưới 5kg/ngày thì tần suất thu gom chất thải lây nhiễm về nơi lưu giữ chất thải tạm thời trong khuôn viên tối thiểu là 1 lần/tháng.

Chất thải không thể lây nhiễm

Chất thải không làm nguy hại tới sức khỏe con người sẽ được thu gom và lưu giữ riêng trong khuôn viên cơ sở y tế. Những chất hàn răng, amalgam thải, các loại chất có chứa thủy ngân, thiết bị y tế bị vỡ,…phải được để riêng trong hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu khác phù hợp và phải đảm bảo không bị rơi, phát tán ra ngoài môi trường xung quanh. Chất thải y tế thông thường sẽ được thu gom lại và lưu giữ tại khuôn viên riêng.

Các loại chất thải y tế phải được xử lý đúng chuẩn quốc gia trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Các bệnh viện, cơ sở y tế phải xử lý những loại chất thải y tế nguy hại theo trình tự như sau:

  • Xử lý chúng tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung
  • Xử lý chất thải y tế nguy hại đúng theo mô hình cụm cơ sở y tế
  • Tự xử lý chất thải tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên riêng của cơ sở y tế

Chất thải y tế, rác thải y tế

Thực tiễn tốt nhất cho xử lý chất thải y tế

Nhân viên y tế có thể dễ dàng tránh được các vấn đề về xử lý chất thải y tế bằng cách tuân thủ đúng theo các thao tác khi làm việc. Nhân viên nên biết rõ các quy định, sau đó phân loại và bỏ chất thải vào thùng chứa đúng theo màu sắc quy định. Thùng chứa các loại chất thải phải được dán nhãn tùy thuộc vào loại của chúng, đảm bảo các tài liệu hướng dẫn phải kèm theo tất cả thùng chứa trong quá trình vận chuyển chất thải y tế. Phải đảm bảo rằng:

  • Hiểu đúng về các loại chất thải y tế được quy định bởi DOT, EPA, OSHA, và DEA. Điều quan trọng nhất là phải nhận thức được tất cả các hướng dẫn từ mỗi cơ quan khi chuẩn bị và vận chuyển cũng như xử lý chất thải nguy hại
  • Phân loại những chất thải y tế một cách chính xác. Xác định loại chất thải nào mà bạn đang xử lý là bước đầu tiên để loại bỏ chúng một cách hợp lý. Tránh để các loại chất thải không nguy hại vào phần còn lại để tránh lãng phí.
  • Phân loại chất thải thành các loại khác nhau, bao gồm cả dược phẩm, vật sắc nhọn, hóa chất, bệnh lý và không nguy hại. Chất thải y tế có kiểm soát đi trong túi đỏ. Các vật sắc nhọn trước khi cho vào các túi và đều phải được đưa vào các hộp chứa chống thủng.
  • Đặt tất cả các loại rác thải vào đúng thùng chứa đã được phê duyệt tùy thuộc vào cách phân loại. Một số chất thải có thể đựng trong các thùng carton được chứng nhận, trong khi các chất thải khác phải được đặt trong các bồn đặc biệt hoặc thậm chí khóa chặt khi vận chuyển.
  • Bao bì và các loại túi đựng chất thải y tế phải được buộc kín để vận chuyển, sau đó đóng gói cẩn thận theo các quy định về hạn chế về trọng lượng của DOT. Các thùng chứa phải được bảo quản trong khu vực an toàn, khô ráo trước khi đón hoặc vận chuyển chúng đi. Cần thiết phải dán nhãn đúng cách tất cả các chất thải để tránh nhầm lẫn.
  • Phải có những tài liệu hướng dẫn về chất thải y tế là rất quan trọng để bảo vệ công ty xử lý chất thải. Các giấy tờ phải phù hợp và kèm theo mỗi thùng chứa và bao chứa trong suốt quá trình.
  • Sử dụng mã màu xử lý chất thải y tế theo đúng quy định để tránh nhầm lẫn vào gây nguy hiểm cả cho nhà cung cấp lẫn công ty xử lý chất thải y tế.

Chất thải y tế là gì? Rác thải y tế là gì?

Tóm lại vấn đề “Chất thải y tế là gì? Rác thải y tế là gì?”

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn và các loại chất thải y tế, rác thải y tế cũng như cách xử lý chúng như thế nào là hiệu quả nhất. Nên đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về việc xử lý chất thải y tế để tránh gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh.


5/5 - (2 votes)

Thông tin khác

Tin Tức