Kiến Thức

banner

Loại Phế Liệu

Cách Phân loại và Xử lý rác thải sinh hoạt đúng nhất

5/5 - (2 votes)

Cách phân loại rác tại nguồn

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại nhà.

Rác thải hiện nay được chia thành 03 loại chính: Rác hữu cơ, Rác vô cơ và Rác tái chế. Trong đó:

Rác hữu cơ: Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để sử dụng cho việc chăm bón cây trồng và làm thức ăn cho động vật. Nó có nguồn gốc từ phần thải đi của thực phẩm sau khi lấy đi làm thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người sẽ bị thải bỏ; các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng nữa sẽ trở thành rác thải trong môi trường.

Rác vô cơ: Rác vô cơ là những loại rác không thể dùng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Nó nguồn gốc từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được thải bỏ. Vd: các loại bao bì bọc bên ngoài, hộp, chai thực phẩm; các loại nilon được bỏ đi sau khi con người dùng để đựng thực phẩm và một số loại vật dụng, thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

Rác tái chế: Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng lại. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại hộp/ chai/ vỏ lon nhựa thực phẩm bỏ đi,…

phan loai rac

Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác đều được bỏ chung vào một túi hay thùng rác mà không cần biết trong số đó cũng có những loại rác thải có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người, hạn chế bớt chất thải ra môi trường.
Tại các đô thị lớn, ở các nơi công cộng như: công viên, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, bảo tàng…. luôn được đặt những thùng rác nhựa cố định hai ngăn với một ngăn chứa rác vô cơ và một ngăn chứa rác hữu cơ. Phần hướng dẫn phân loại rác được minh họa bằng hình ảnh sinh động bên ngoài thùng giúp mọi người dễ phân loại rác hơn.

phan loai rac

Vì sao phải phân loại rác tại nguồn

– Phân loại rác tại nguồn giúp cho tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ của nguồn rác thải từ việc tận dụng các phế liệu có thể tái chế và phân compost tự chế biến;
– Phân loại rác tại nguồn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
– Phân loại rác tại nguồn giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên của trái đất;
– Phân loại rác tại nguồn còn giúp giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng,  giúp giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, và xử lý.

phan loai rac

Các phương pháp xử lý rác thải

Chôn lấp:

Rác thải được rải thành từng lớp dưới đất, đầm nén để giảm thể tích chất thải và rồi phủ đất lên ( người ta còn phun hóa chất để tăng tốc độ xử lý và hạn chế côn trùng). Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây là công nghệ đơn giản và chi phí thấp nhưng tốn diện tích đất rất lớn.

chon rac thai

 Thiêu đốt:

Đây là phương pháp dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, không phù hợp với các nước nghèo chưa phát triển.

Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để tạo ra điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt rác nhưng chưa hiệu quả, chủ yếu chỉ là để xử lý rác thải nguy hại.

thieu dot rac

Chế biến rác thải thành phân compost:

Đây là phương pháp chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.

Rác được phân loại, các loại rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ra, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.

Ngoài ra ta cũng có thể xử lý theo quy mô hộ gia đình. Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân nhà. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi ích cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh rất cần thiết cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì nhiêu của đất.


5/5 - (2 votes)

Thông tin khác

Tin Tức