Tin Tức Phế Liệu

banner

Loại Phế Liệu

Chất thải rắn và những cách xử lý khoa học có ích cho môi trường

5/5 - (4 votes)

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đời sống sinh hoạt ngày càng chất lượng, cũng vì thế mà chất thải rắn được sản sinh ra ngày càng nhiều. Do vậy, để khắc phục và xử lý chất thải rắn hiệu quả, hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Chất thải rắn là gì?

Khái niệm:

Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày, có thể nói là hầu như các hoạt động trong đời sống của chúng ta.

Chất thải rắn bao gồm: các loại giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã qua sử dụng, rác sinh hoạt và bất cứ những gì mà con người loại ra môi trường đặc biệt là rất nhiều bao bì nhựa, túi ni-lông,…

chat-thai-ran

 

Phân loại:

Chất thải rắn được chia ra làm 3 loại chính và cũng là công đoạn phân loại rác tại nguồn quan trọng nhất cho việc xử lý rác thải:

  1. Chất thải phân hủy sinh học: có nguồn khởi từ động vật và thực vật bị phân hủy bởi các sinh vật sống khác, chiếm 60% thành phần chính của rác thải đô thị ( thức ăn thừa, vỏ, hột, lõi hoa quả, những phần rau củ không ăn được, rác sân vườn…);
  2. Chất thải tái chế: được hiểu như loại vật liệu có thể được sử dụng để tái chế, sử dụng các sản phẩm của vật liệu thô mà có thể được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm mới, chiếm một số lượng khá nhỏ khoảng 15% của chất thải rắn ( thủy tinh, giấy loại, kim loại, nhựa, giẻ lau, quần áo cũ, đồ điện… );
  3. Chất thải không phân hủy sinh học: là tất cả loại chất thải rắn khác không nằm trong 2 nhóm trên một thành phần khá nhỏ của rác thải đô thị, vì vậy nó chỉ chiếm 25% tổng số ( đất, cát, bụi, sành sứ, thủy tinh vỡ, củi, cành cây,
    gạch vỡ, bóng đèn, mẩu thuốc lá…)

nhiều nguồn khác nhau sản sinh ra chất thải rắn chẳng hạn như:
chat-thai-ran

chat-thai-ran

 

Tại sao phải xử lý chất thải rắn?

Ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường:

Ảnh hưởng  lên môi trường sức khỏe con người là điều dễ nhận biết nhất khi chất thải rắn không được xử lý nghiêm ngặt:

  • Việc đốt rác nếu không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống;
  • Làm ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng cùng nguồn nước uống của chúng ta, nếu không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật;
  • Làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh tật có nguồn gốc từ ruồi, muỗi… Đặc biệt là bệnh hô hấp, dị ứng, tim mạch, tiêu hóa, da, mắt, các bệnh ung thư và thần kinh.

chat-thai-ran

Ảnh hưởng tốt mang lợi nhuận:

Ngoài những tác động tiêu cực khi không xử lý chất thải rắn, chúng ta có thể thu được lợi nhuận từ việc xử lý đúng cách và  mang đến cho bạn lợi ích kinh tế. Lợi ích của chất thải rắn có thể mang lợi nhuận đến cho bạn hay giúp bạn tiết kiệm được chi phí bằng cách bán chúng lại cho những người thu gom phế liệu đơn giản.

Đối với chất thải phân hủy sinh học đã đề cập ở trên, có nhiều cách để tiết kiệm chi phí hoặc làm ra lợi nhuận. Ví dụ như thức ăn thừa trong bữa ăn của bạn có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm của bạn hoặc bán cho những hộ chăn nuôi.

Sản xuất phân vi sinh cũng là một giải pháp tốt, dùng cho đất thêm màu mỡ khi trồng cây và rau quả.

Những cách xử lý khoa học có ích cho môi trường

Tùy theo công nghệ áp dụng, việc quản lý chất thải rắn hiệu quả và làm thế nào để hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp cụ thể như sau:

  • Giảm thiểu phát thải,
  • Tái sử dụng,
  • Tái chế,
  • Xử lý,
  • Tiêu hủy.

Xử lý bằng Chôn lấp:

chat-thai-ran

Hố chôn lấp tiêu chuẩn nhất hiện hành

Như tên gọi của nó, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên, phù hợp cho các loại chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp và y tế ít độc hại.

Mục đích của chôn lấp:

  • Kiểm soát sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt.
  • Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.

Quy trình chôn lấp được hiểu đơn giản nhất như sau:

  1. Gom rác vào hố
  2. Tiến hành rải đều
  3. Phun chế phẩm
  4. Nén chặt
  5. Phủ đất và thêm màng chống thấm
  6. Phủ lớp đất cuối.

Điều cần phải đặt biệt chú ý là hố chôn lấp phải nằm xa khu dân cư và phải kiểm soát khí phát sinh trong quá trình chôn lấp và nước rò rỉ từ chúng để có thể xử lý kịp thời.

Phương pháp ủ sinh học:

chat-thai-ran

 

Phương pháp này được ứng dụng đối với chất thải rắn hữu cơ không độc hại, gồm quy trình như sau:

  1. Khử nước từ các chất thải rắn hữu cơ thô
  2. Mang đi xử lý cho tới khi chúng thành xốp và ẩm được kiểm soát để giữ cho chúng luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ rác.
  3. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ.
  4. Cuối cùng, sản phẩm của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi có lợi.

Việc ủ chất thải rắn vừa mang đến nhiều lợi ích vừa đơn giản nên thường rất được ưa chuộng:

  • Cách này làm chuyển hoá nhiều chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định.
  • Hiệu quả trong việc loại bỏ hoạt tính các vi sinh vật gây bệnh bởi niệt độ trong quá trình ủ rất cao (tận 600 độ C), đủ để làm mất hoạt tính củ vi sinh vật gây bệnh, virus và trứng giun sán khi ủ liên tục 24h tại nhiệt độ này.
  • Có khả năng cải tạo đất và thu hồi chất dinh dưỡng cho nó.
  • Thành phẩm từ quá trình ủ, các chất hữu cơ phức tạp ban đầu chuyển thành các chất vô cơ như NO-3, PO43- cho cây trồng dễ hấp thụ.
  • Làm khô bùn, phân bắc, phân động vật những lại có chứa khoảng 80% nước, làm cho chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ giảm đi nhiều.

Tái chế chất thải rắn:

Là việc sử dụng lại các loại chất thải rắn có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được phân loại và bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu để họ phân tách thêm và đưa vào tái chế hiệu quả trong nhiều sản phẩm khác nhau thuộc mọi lĩnh vực.

Quy trình tái chế được áp dụng cho các loại khác nhau, có tính chất khác nhau:

  • Tách kim loại, thuỷ tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải;
  • Rác thải điện tử, máy tính, tivi, đầu máy hư hỏng được bán cho các nhà mua thu gom phế thải, đồng nát, ve chai để tách ra nhằm thu lấy linh kiện, hoặc kim loại và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chế.
  • Những chất nhựa nóng chảy cần các nhà máy tái chế chuyện dụng để có thể sản xuất sản phẩm từ nhựa khác.

Ngoài ra còn có thể đúc ép các chất thải rắn có thể tái chế được bằng công nghệ ép kiện hiện đại, với quy trình phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải để lựa chọn các chất trơ và các chất có thể tận dụng được chẳng hạn như kim loại, ni-lông, giấy, thuỷ tinh, nhựa và được thu hồi để tái chế, trong khi đó, những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống nén ép rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác bằng cách tạo thành các kiện ép như tên gọi của phương pháp này. Xem thêm sơ đồ chi tiết của công nghệ ép kiện dưới đây:

chat-thai-ran

 

Xử lý chất thải rắn bằng thiêu đốt:

Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn đặt biệt là những loại chất thải công nghiệp độc hại cũng như y tế. Xem xép thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hoá học kết tủa, trung hoà, ôxy hoá; phương pháp hoá lý gồm hấp thụ, hấp phụ, điện ly; phương pháp cơ học như lọc hay lắng cặn…

Thiêu đốt chất thải rắn được coi là giai đoạn xử lý cuối cùng chuyên áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác và phổ biến với những khu vực hạn chế số lượng đất cho các khu thải rác chôn lấp.

Mục đích của phương pháp thiêu đốt này không đơn thuần là xử lý những chất thải khó nhằn mà còn:

  • Làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ;
  • Phát sinh năng lượng tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện cao;
  • Giúp xử lý triệt để các chỉ tiêu chất thải rắn ô nhiễm có trong rác thải sinh hoạt và công nghiệp;

Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra nên chúng thường có chi phí khá đắt để vận hành và đào tạo nguồn nhân lực quản lý dây chuyền phức tạp phải có năng lực tay nghề cao.

Quá trình thiêu đốt rác thải bao gồm:

  1. Được thực hiện trong các lò đốt rác chuyên dụng ở nhiệt độ cao có mức nhiệt luôn từ 850 đến 1,100 độ C.
  2. Chất thải rắn khi chuyển đến đây sẽ được tiến hành phản ứng cháy
  3. Có thể dùng phản ứng ô-xy hoá rác thải bằng nhiệt và ô-xy của không khí.
  4. Nung trong lò đốt được duy trì bằng cách bổ sung năng lượng như năng lượng điện hay nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu như gas, dầu diezen thông dụng.
  5. Cuối cùng, xử lý tro xỉ và khí thải trong hệ thống kèm theo.

Đây là hệ thống tiêu chuẩn an toàn của lò đốt chất thải rắn hiện nay:

chat-thai-ran


5/5 - (4 votes)

Thông tin khác

Tin Tức