Tin Tức Phế Liệu

Loại Phế Liệu

Quặng sắt là gì? Các loại quặng sắt: Hematite và Magnetite

2.7/5 - (14 votes)

Quặng sắt là gì? Các loại quặng sắt: Hematite và Magnetite có cấu tạo và thành phần như thế nào? Mọi thông tin bạn cần tìm đều có thể tìm thấy qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa quặng sắt là gì?

Quặng sắt có thể được hiểu là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc là đá quý, được khai thác trực tiếp từ các hầm mỏ khoáng sản. Người ta có thể tách sắt ra khỏi đá và khoáng vật bằng phương pháp đặc thù. Quặng sắt thường được tìm thấy phổ biến nhất là dưới dạng Magnetite và Hematite. Ngoài ra còn có các loại khác như Limonite, Goethite và Siderite. Khoảng gần 98% quặng sắt được khai thác đều được dùng vào sản xuất thép.

Các quặng kim loại thường thấy nhất là sulfua, silicat, oxit, cũng như các loại kim loại “tự sinh” (như đồng tự sinh) là những khoáng vật không tập trung phổ biến trong vỏ Trái Đất hay các kim loại “quý hiếm” ví như vàng. Chi phí tách quặng phải tính đến giá trị kim loại chứa trong đá để từ đó xác định loại quặng nào khi khai thác sẽ có khả năng mang lại lợi nhuận cao và không có lợi. Các quặng đều phải được xử lý để tách các kim loại cần lấy.

Loại quặng giàu sắt nhất tự nhiên có thể kể đến đó chính là quặng Hemantite: Quặng Hemantite có chứa Fe304. Là loại quặng chứa nhiều sắt nhất và xếp dưới nó chính là quặng hemantit đỏ và hemantit nâu. Hiện nay có khoảng 14 nhà máy đang sản xuất thép sử dụng quặng sắt nguyên chất, trong đó có 9 nhà máy đang hoạt động như Hòa Phát, Hằng Nguyên, Thái Nguyên, Vạn Lợi, Dong Bu,…

Các nhà máy sản xuất thép khác chỉ mới đi vào hoạt động trong năm 2014 – 2015 như Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung – giai đoạn 1 với công suất hơn 500.000 tấn/năm. Nhà máy thép Formosa có công suất 7 triệu tấn/năm (với 2 lò cao), Công ty Luyện gang thép Cao Bằng (trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam) đang có công suất hơn 180.000 tấn/năm…

Quặng sắt là gì

Quặng sắt Magnetite

Quặng sắt magnetite có công thức hoá học là Fe2O3, mặt dù hàm lượng sắt thấp hơn so với quặng hematite nhưng vẫn được xem là một trong những quặng chứa nhiều sắt nhất. Tuy nhiên quặng này phải trải qua giai đoạn tinh quặng trước thì mới có thể dùng để sản xuất thép. Nhưng bù lại các thuộc tính của quặng magnetite giúp cho việc tách magnetite ra khỏi đá quặng dễ dàng hơn trong giai đoạn làm tinh quặng.

Quặng sắt magnetite hiện đang được khai thác chủ yếu ở bang Minnesota và bang Michigan của Mỹ, tại các mỏ silic chứa sắt (taconite) ở phía Đông Canada cũng đang được khai thác. Một mỏ magnetite lớn ở Michigan nằm ở vùng Marquette. Mỏ sắt magnetite này được phát hiện vào năm 1844 và công tác khai thác đã bắt đầu từ năm 1848. Trong 4 loại mỏ quặng sắt lớn được tìm thấy ở vùng này đều có cả quặng magnetite và hematite.

Ở Minnesota, quặng sắt magnetite được khai thác chủ yếu là ở vùng Mesabi, đây là một trong 4 vùng quặng sắt lớn nhất của Minnesota. Ở Canada, khu vực Labrador là nơi khai thác quặng sắt magnetite lớn nhất. Đặc biệt các công ty mỏ đều tập trung vào thăm dò và phát triển khắp vùng giàu quặng sắt Labrador Trough.

Thuộc tính đặc biệt nhất phải kể đến của quặng magnetite là từ tính của quặng. Khi tách sắt từ quặng hematite thì sẽ có một lượng lớn khí Carbon (CO2) thải ra môi trường. Vì thế quy trình xử lý quặng sắt magnetite có thể xem rằng ít gây ra tác hại đối với môi trường hơn. Vì thải ra ít khí CO2 ra môi trường khi thực hiện tách quặng.

Thành phẩm từ quặng magnetite cũng có chất lượng cao hơn so với quặng sắt hematite, chứa lượng tạp chất ít hơn. Chính vì thế mà sản phẩm từ quặng magnetite được bán với giá cao so với hematite. Bởi thế việc tốn chi phí hơn khi tách quặng magnetite nhiều hơn vẫn được cân bằng.

Công ty Cliffs Natural Resources chính là một công ty lớn trong ngành công nghiệp khai thác quặng sắt magnetite và được xem là công ty  khai thác quặng sắt lớn nhất ở Bắc Mỹ. Công ty có 6 mỏ chủ yếu là quặng magnetite. Ví dụ như: Mỏ sắt Empire nằm ở Michigan, mỗi năm khai thác được hơn 5,5 triệu tấn. Ngoài ra, mỏ silic chứa sắt Hibbing nằm ở vùng Mesabi của bang Minnesota khai thác mỗi năm lên đến 8 triệu tấn quặng magnetite.

Quặng sắt Hematite và Magnetite

Quặng sắt Hematite

Quặng hematite có công thức hoá học là Fe3O4 và là quặng sắt có hàm lượng sắt rất cao tới hơn 70%. Tên hematite là một từ bắt nguồn Hy Lạp có nghĩa là máu, haima hay haemate bởi vì màu đỏ của quặng sắt này. Quặng sắt hematite hàm lượng cao thường được xuất khẩu trực tiếp sau khi khai thác. Hematite được tìm thấy rất nhiều nơi trên khắp thế giới, nhưng quặng sắt này được tìm thấy và sử dụng nhiều nhất là ở Brazil, Australia và các nước khu vực Châu Á.

Brazil là một nơi trên thế giới có nguồn tài nguyên quặng sắt hematite rất lớn. Mỏ Carajas là mỏ sắt lớn nhất đang được công ty Vale – công ty mỏ lớn nhất của Brasil khai thác. Vale chính là công ty mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau tập đoàn BHP Billiton của Australia, và cũng là công ty tư nhân lớn nhất ở Châu Mỹ la tinh. Tổng công ty của Vale ở Rio de Janeiro và các mỏ sắt Hemantite quan trọng của công ty Vale đều nằm ở khu vực quặng sắt Quadrangle của bang Minas Gerais. Tại đó có 8 dự án đều là mỏ lộ thiên đang được sản xuất

Ở khu vực Châu Á, Trung Quốc chính là quốc gia khai thác lớn nhấquặng sắ hematite . Các mỏ sắt nổi tiếng của nước này là mỏ hematite ở Tung-Yeh-Chen và mỏ hematite ở Dongye.

Một trong những sự ưu việt có thể kể đến chủ yếu mà quặng sắt hematite hơn hẳn các loại quặng sắt magnetite là hàm lượng sắt rất cao. Quá trình tách sắt ra khỏi quặng hematite cũng ít tốn kém hơn nhiều và tốn ít thời gian hơn nữa từ đó giúp tiết kiệm được rất nhiều công sức. Ngoài ra, hematite chỉ trải qua một giai đoạn duy nhất để tách sắt. Trong khi magnetite phải trải qua một vòng chế biến bổ sung nữa mới có thể tách sắt.

Tóm lược vấn đề “Quặng sắt là gì? Các loại quặng sắt: Hematite và Magnetite”

Qua những thông tin đã được cung cấp, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về quặng sắt. Cũng như hai quặng sắt là Hematite và Magnetite đang được nhiều công ty khai thác hàng đầu trên thế giới nhắm tới.


2.7/5 - (14 votes)

Thông tin khác

Tin Tức