Địa chỉ 1: 28 Đường số 18, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TPHCM Địa chỉ 2: 315 Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
0903 985 423 - 0901304700 (A.Phát)
phelieulocphat@gmail.com
Vải vụn được xếp vào nhóm phế liệu ngành may mặc, thế nhưng bạn có biết, rất nhiều người đã sử dụng vải vụn phế liệu để làm giàu và thành công? Việc làm giàu bằng vải vụn phế liệu là hoàn toàn có thể nếu bạn có cho mình một chiến lược rõ ràng. Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về cách mà nhiều người đã dùng áp dụng đối với vải vụn để làm giàu nhé.
NHỮNG LOẠI VẢI VỤN PHẾ LIỆU PHỔ BIẾN
Vải vụn phế liệu là những mảnh vải nhỏ được tạo ra từ quá trình cắt và đo đạc để làm nên những sản phẩm ngành may mặc. Ngày trước, sau khi gom lại, những đống vải vụn sẽ được xem như rác và bị vứt đi hay xử lý bằng các cách thông thường như đốt. Ngày nay, tuỳ vào từng loại vải, ưu và khuyết điểm của chúng mà người ta có thể mua lại chúng và sáng tạo để làm ra những sản phẩm độc đáo, từ đó dần dần làm giàu bằng vải vụn phế liệu.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau nhưng, thông thường, các công ty phế liệu nhận thu mua vải phế liệu tồn kho sẽ chia chúng thành 03 loại chính sau đây:
Vải Poly
Vải Poly là loại vải chứa sợi tổng hợp, không bị co và không bị nhăn sau khi giặt. Với bề mặt sáng bóng và khả hấp thụ kém, điều này vô tình khiến các loại vải Poly có khả năng chống bụi bẩn và nấm mốc rất tốt. Vải Poly còn có khả năng chống cháy nhờ vào tính cách nhiệt cao.
Bên cạnh đó, vải Poly được tổng hợp từ các nguyên liệu có mức giá tương đối thấp và quy trình sản xuất không quá phức tạp, vì vậy, giá thành của loại vải Poly nhìn chung thì phải chăng và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Vải Cotton
Loại vải này được làm từ sợi bông, có khả năng hút ẩm và thấm mồ hôi tốt. Ưu điểm của nó là giúp người sử dụng giảm nhiệt và cảm thấy mát mẻ hơn khi mặc. Độ bền của vải Cotton khá cao, khi giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt và có thể sử dụng các chất tẩy rửa kèm theo. Đây cũng là loại vải được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Các loại vải khác
Ngoại trừ Poly và Cotton ra thì các loại vải khác như: Kaki, kate, len, lụa,… sẽ được xếp vào nhóm chung này.
Tùy theo chất liệu, đặc tính và tình trạng của từng loại mà các công ty thu mua vải phế liệu tồn kho sẽ đánh giá, thu gom theo quy trình và đưa ra mức giá phù hợp. Nếu bạn có những ý tưởng làm giàu bằng vải vụn phế liệu, bạn có thể tìm đến những địa điểm này, thu mua lại những loại phù hợp với nhu cầu của mình.
NHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH TỪ VẢI VỤN PHẾ LIỆU
Làm giàu với ý tưởng làm thảm lau chân bằng vải vụn
Cơ sở may của gia đình anh Vũ Trọng Lượng ở tổ 1, khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài đã làm ra các sản phẩm gia dụng hữu ích như: thảm lau chân, đồ lót nồi và miếng bắt nồi, xoong… Không chỉ tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải mà các sản phẩm nói trên còn tạo việc làm ổn định cho gia đình anh Lượng, với mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Đến Đồng Xoài lập nghiệp từ năm 2005, anh Lượng cứ ai thuê gì thì làm nấy, cuộc sống khó khăn và rất chật vật. Mọi chuyện bắt đầu khi anh xin làm công nhân cho một xưởng may chuyên gia công vải lau cho các nhà máy công nghiệp. Anh để ý thấy nhiều người bán đồ lau chân, đồ lót nồi, đồ bắt nồi… từ chính các loại vải phế liệu mà anh đang may gia công cho xưởng may, nên anh bắt đầu tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, thị trường tiêu thụ cũng như các mối cung cấp vải phế liệu.
Đến năm 2009, anh Lượng mới quyết định mở xưởng may nhỏ tại nhà để may thảm lau chân, tấm lót nồi và đồ bắt nồi. Công việc này thì ổn định, những sản phẩm này thì bền, rẻ và tiện nên cũng được nhiều người sử dụng.
Cơ sở may của gia đình anh Lượng hiện nay hàng tháng cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm thảm lau chân, tấm lót nồi, miếng bắt nồi… tại các chợ đầu mối ở Đồng Xoài cũng như các chợ trung tâm huyện, thị xã và các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh.
Nhờ vào công việc này, gia đình anh Lượng thoát khỏi cảnh nghèo, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo của khu phố Phú Mỹ. Thu nhập của gia đình anh cũng dần dần được cải thiện, lên đến 8 – 12 triệu đồng/ tháng, giấc mơ làm giàu từ vải vụn phế liệu của anh Lượng đã trở thành hiện thật.
Ý tưởng dùng vải vụn để làm đồ bắt nồi độc đáo
Dùng vải vụn để làm thành đồ bắt nồi chính là ý tưởng làm giàu từ vải vụn phế liệu của chị Trương Thị Kim Ngọc. Ban đầu, khi còn làm công tại cảng Sài Gòn, công việc vất vả nhưng chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi, không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Chị đã tìm cách để tìm việc làm lúc rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập.
Sau khi tham khảo, chị quyết định thu mua vải vụn để làm thành những sản phẩm gia dụng. Bởi vì trước chị cũng đã có nhiều người làm đồ gia dụng từ vải vụn, vì thế, chị Ngọc phải suy nghĩ để khiến sản phẩm của mình độc đáo, thu hút nhiều người mua hơn. Cuối cùng chị quyết định làm đồ bắt nồi với nhiều hình thù họa tiết hay mắt.
Ban đầu chị cắt may chúng thành nhiều hình thù đơn giản như trái bóng, vuông hay tròn… đường may và trang trí bên trên cũng vô cùng tỉ mỉ. Không chỉ một mình chị mà cả chồng và con chị cũng phụ giúp, đỡ đần, cả gia đình đã cùng tạo ra được nhiều sản phẩm tinh tế, bắt mắt.
Sau khi đưa ra thị trường, giá bán các sản phẩm của chị Ngọc chỉ có 4.000 vnđ một đôi. Nhờ vào họa tiết bắt mắt, hài hòa cũng như đường cắt may vô cùng tinh tế, sản phẩm của chị đã được nhiều chị em phụ nữ mua và sử dụng. Ít ai có thể tin được sản phẩm tinh tế, độc đáo này lại chính là sản phẩm được làm ra từ những miếng vải vụn.
Nhờ vào những đặc điểm nổi trội như: họa tiết bắt mắt, hài hòa và đường cắt may vô cùng tinh tế,… đồ bắt nồi của chị Ngọc đã thành công trong việc thu hút nhiều siêu thị lớn như Big C, Maximark… Ngoài ra, các nhãn hàng như Knorr cũng tìm mua sản phẩm của chị để làm đồ tặng kèm cho khách trong các chiến dịch khuyến mãi của họ. Chưa dừng lại ở đây, sản phẩm của chị Ngọc nhanh chóng thu hút các công ty nước ngoài và được họ đặt mua với số lượng lớn
Sự phát triển nhanh chóng này đã thôi thúc chị mở rộng mô hình kinh doanh. Chị bắt đầu tuyển thêm một số công nhân để kịp sản xuất đồ cung cấp cho đối tác. Việc này cũng góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con khó khăn trong vùng.
Những bức tranh độc đáo làm từ vải vụn phế liệu
Việc sử dụng vải vụn để làm các vật dụng như khẩu trang, quần áo trẻ em hay đồ bắt nồi… có lẽ đã không còn quá lạ lẫm nhưng ý tưởng làm giàu từ vải vụn phế liệu của bạn Nguyễn Thu Huyền thì lại vô cùng mới mẻ.
Tốt nghiệp khoa Thiết kế thời trang tại Viện Đại học Mở Hà Nội, qua đôi tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, Huyền đã dùng những miếng vải vụn thu mua từ các tiệm may thời trang để tạo nên những bức tranh bắt mắt và độc đáo.
Với niềm đam mê với việc khâu vá, Huyền thường thu lượm những mảnh vải vụn còn mới bị bỏ đi rồi khâu vá quần áo cho búp bê. Sau đó, khi không còn gắn bó với loại đồ chơi này nữa, Huyền lại chuyển qua dùng vải vụ ghép thành thiệp chúc mừng tặng bạn bè, người thân vào những dịp quan trọng. Rồi từ đây, Huyền chuyển sang làm tranh vải ghép.
Đã 3 năm kể từ khi Huyền bắt đầu kinh doanh dòng tranh vải ghép này, sản phẩm đã dần có chỗ đứng trong lòng người yêu tranh. Tuỳ vào mức độ khó dễ, phức tạp của những đơn hàng do khách đặt mà các tác phẩm tranh vải ghép này có thể có giá dao động từ vài trăm đến vài chục triệu đồng.
Huyền chỉ nhận làm một bản nên các khách hàng có thể đảm bảo được tính độc nhất của mỗi tác phẩm, không lo bị đụng hàng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước, thương hiệu tranh vải ghép của Huyền còn nhắm tới các địa điểm du lịch đông khách tham quan, đặc biệt là cả thị trường nước ngoài.
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGHỀ MUA BÁN, TÁI CHẾ VẢI VỤN
Ngành nghề nào cũng có những khó khăn và thử thách riêng. Nếu bạn muốn làm giàu từ vải vụn phế liệu, bạn sẽ cần biết được những khó khăn và thuận lợi mà bạn có thể gặp phải như sau:
Thuận lợi
Đây là một ý tưởng kinh doanh khả thi, thiết thực.
Vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, nhu cầu nhiều.
Rủi ro thấp.
Bền vững.
Quy mô mở rộng không ngừng.
…
Khó khăn
Tìm kiếm nguồn vải vụn để kinh doanh là khá khó khăn. Mặc dù nơi bán có rất nhiều nhưng nhiều địa chỉ bán vải vụn không uy tín, bạn có thể nhận được những đống vải vụn theo đúng nghĩa đen, không còn khả năng tái chế.
Sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng bởi bụn vải mịn.
Như đã nói, thị trường tái chế vải vụn phế liệu hiện nay thì có khá nhiều đối thủ, nếu bạn cũng muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì rất cần thiết để bạn lập ra một kế hoạch và chiến lược cụ thể và rõ ràng.
…
Như vậy, làm giàu từ vải vụn phế liệu là việc hoàn toàn có thể chứ không hề viển vông như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn nhìn thấy tiềm năng trong kinh doanh này, đừng ngần ngại phát triển những ý tưởng của bản thân bằng những việc làm cụ thể. Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều người thực hiện hoá được những ý tưởng độc lạ và thành công trong lĩnh vực tái chế vải vụ phế liệu này.
ContentsNHỮNG LOẠI VẢI VỤN PHẾ LIỆU PHỔ BIẾNNHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH TỪ VẢI VỤN PHẾ LIỆUNHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGHỀ MUA BÁN, TÁI CHẾ VẢI VỤN Mua vải vụn...
ContentsNHỮNG LOẠI VẢI VỤN PHẾ LIỆU PHỔ BIẾNNHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH TỪ VẢI VỤN PHẾ LIỆUNHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGHỀ MUA BÁN, TÁI CHẾ VẢI VỤN Thu mua vải...
ContentsNHỮNG LOẠI VẢI VỤN PHẾ LIỆU PHỔ BIẾNNHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH TỪ VẢI VỤN PHẾ LIỆUNHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGHỀ MUA BÁN, TÁI CHẾ VẢI VỤN Thu mua vải...